Thành phố Hải Phòng là thành phố thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình có diện tích tự nhiên là 1.527 km2. Trong phạm vi thành phố hiện nay có 6 công trình quan trắc tài nguyên nước dưới đất.
Đối với tài nguyên nước dưới đất thành phố Hải Phòng gồm 2 tầng chứa nước chính là tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh) và tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp). Theo báo cáo thuộc dự án “Biên hội - thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 cho các tỉnh trên toàn quốc”, tổng tài nguyên nước dự báo cho các tầng chứa nước như sau: tầng chứa nước Holocen (qh) là 125.523 m3/ngày, tầng chứa nước Pleistocen (qp) là 168.005 m3/ngày. Trong bản tin này dự báo tài nguyên nước dưới đất cho tỉnh ở 2 tầng chứa nước chính.
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocene (qh)
Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocene trên (qh2)
Trên toàn thành phố, mực nước trung bình tháng 3 so với tháng 2 có xu thế dâng và dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 0,15m tại P. Quán Trữ, Q. Kiến An (Q.164).
Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,18m tại xã Hải Thành, huyện Dương Kinh (Q.165) và sâu nhất là -1,67m tại P. Quán Trữ, Q. Kiến An (Q.164). Trong tháng 4 và tháng 5 dự báo mực nước có xu thế dâng hạ không đáng kể.
Lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocene hạ (qh1)
Trên toàn thành phố, mực nước trung bình tháng 3 so với tháng 2 có xu thế dâng hạ không đáng kể. Giá trị dâng cao nhất là 0,17m tại P. Quán Trữ, Q. Kiến An (Q.164a).
Mực nước trung bình tháng nông nhất là -0,19m tại xã Hồng Phong, huyện An Dương (Q.168) và sâu nhất là -12,22m tại P. Quán Trữ, Q. Kiến An (Q.164a). Trong tháng 4 và tháng 5 dự báo mực nước có xu thế dâng hạ không đáng kể.
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene (qp)
Theo kết quả quan trắc tại xã Lê Lợi, huyện An Dương (Q.167a - lớp chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen dưới (qp1). Mực nước trung bình tháng 3 dâng hạ không đáng kể so với tháng 2. Trong tháng 4 và tháng 5 dự báo mực nước có xu thế hạ, dao động mực nước từ 0,1-0,2m.