Sign In

Thanh Hóa: Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước

16:42 05/05/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% dân số khu vực đô thị, 65% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch tập trung. Do vậy, các đơn vị, doanh nghiệp vận hành nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống cấp nước; nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về nước sạch.

Thanh Hóa hiện có 540 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, trong đó có 36 công trình công trình cấp nước tự động và 504 công trình cấp nước tự chảy. Thời gian qua, nhiều đơn vị đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, vận hành và cung ứng nước như: hệ thống điều khiển mạng lưới cấp nước SCADA, hệ thống số hóa dữ liệu mạng lưới cấp nước GIS, cho phép luôn cập nhật, chia sẻ nhanh chóng và hiệu quả, tối ưu hóa công tác quản lý, giảm thiểu thời gian thi công, nâng cao năng suất lao động, góp phần giảm thất thoát nước.

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước

Một số đơn vị đã ứng dụng điện thoại thông minh trong đọc số đồng hồ nước cũng như áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vào việc thanh toán tiền sử dụng nước.

Ông Lê Sỹ Bảo, Giám đốc chi nhánh cấp nước Bắc thành phố, Công ty cổ phần Cấp nước Thanh Hóa cho biết: "Hiện tại chúng tôi đang áp dụng 2 phần mềm quản lý tài sản và quản lý khách hàng, đặc biệt với phần mềm quản lí tài sản giúp cán bộ quản lý, giám sát tuyến ống, thay cho quản lý bản giấy, đây là nguồn dữ liệu khai thác lâu dài".

Theo tính toán, trước khi áp dụng công nghệ, tỷ lệ thất thoát nước toàn mạng lưới từ 22 % giảm xuống dưới 14% cuối năm 2024, giúp tiết kiệm hàng triệu mét khối nước. Thời gian phát hiện và khắc phục sự cố rò rỉ giảm từ trung bình 6–12 giờ xuống còn dưới 1 giờ. Việc ứng dụng công nghệ đang tạo ra những thay đổi đột phá: từ xử lý, phân phối, cho tới giám sát chất lượng và tiêu thụ nước, qua đó, giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước.

 

 

truyenhinhthanhhoa.vn

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Suntory Pepsico Việt Nam thúc đẩy giáo dục về nguồn nước

Suntory Pepsico Việt Nam thúc đẩy giáo dục về nguồn nước

Chương trình "Mizuiku - Em yêu nước sạch" – sáng kiến giáo dục về bảo vệ nguồn nước do Suntory PepsiCo Việt Nam hợp tác chiến lược cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai với tầm nhìn dài hạn và mô hình giáo dục toàn diện đã và đang được nhân rộng trên cả nước.

Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Báo cáo tham luận tại Phiên họp Tiểu ban chuyên đề số 3 về môi trường, tài nguyên nước và viễn thám trong khuôn khổ Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” diễn ra vào chiều ngày 10/5 tại tỉnh Bắc Ninh, TS. Nguyễn Minh Khuyến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết, trong thời gian qua, đóng góp của các nghiên cứu khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, viễn thám là không hề nhỏ, cùng với đó là các sản phẩn ứng dụng chuyển giao phục vụ sản xuất, phục vụ quản lý đã từng bước đưa công tác quản lý đạt mục tiêu cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong đó đã đạt được một số kết quả nổi bật về ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ số, kết nối vạn vật (iot), chuyển đổi số trong hoàn thiện pháp luật; hình thành một số hệ thống quan trắc, giám sát, dự báo trực tuyến ứng dụng kết nối vạn vật (IoT).

QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ SỐ

Luật tài nguyên nước đầu tiên được ban hành văò năm 1998, trải qua quá trình sửa đổi, bổ sung, đến năm 2023 được sửa đổi bổ sung hoàn thiện đánh dấu bước ngoặt trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước. Trong đó, Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước là hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài nguyên nước hướng tới quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số thông qua Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia, hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực trong công tác quản lý tài nguyên nước. Từ khi Luật tài nguyên nước 2023 có hiệu lực thi hành, Bộ Nông nghêịp và Môi trường đã có chỉ đạo quyết liệt trong công tác áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước nhằm sử dụng nguồn lực một cách hiệu lực, hiệu quả nhất là trong công tác giám sát tài nguyên nước, vận hành liên hồ chứa, dự báo hạn hán thiếu nước, kịch bản nguồn nước, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia đảm bảo “Đúng, đủ, sạch, sống”.