Sign In

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Đôn đốc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước

10:00 16/05/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Minh Ngân đã ký ban hành văn bản số 2067/BNNMT -TNN gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lập Kế hoạch khai thác, sử dụng nước theo Kịch bản nguồn nước.

Thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Tài nguyên nước năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức có liên quan xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước (KBNN) lần đầu trên 08 lưu vực sông gồm: Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Hương, Srêpôk, Sê San, Đồng Nai và Cửu Long.

 

Theo quy định tại khoản 6 Điều 35 của Luật Tài nguyên nước và Điều 43 của Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, căn cứ kịch bản nguồn nước được công bố và các yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên lưu vực sông chỉ đạo các sở, ban, ngành và các tổ chức quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước thuộc phạm vi quản lý, xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…. Tuy nhiên, đến nay một số địa phương chưa thực hiện việc lập kế hoạch khai thác tài nguyên nước, cụ thể:

(1) Lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định).

(2) Lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng (Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn).

(3) Lưu vực sông Mã (Thanh Hóa, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và Nghệ An).

(4) Lưu vực sông Srêpôk (Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông).

(5) Lưu vực sông Sê San (Gia Lai và Kon Tum).

(6) Lưu vực sông Đồng Nai (Bình Phước, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và Đăk Nông).

(7) Lưu vực sông Cửu Long (Tp. Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang).

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên 8 lưu vực sông đã được công bố kịch bản nguồn nước chỉ đạo việc lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước.

File đính kèm:

DWRM

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Một số Thông điệp trọng tâm về chủ đề Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Ngày Môi trường Thế giới 05 tháng 6 năm 2025 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), nhằm kêu gọi cộng đồng toàn cầu hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa - một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm (2023-2025) chủ đề này được lựa chọn, thể hiện rõ tính ưu tiên toàn cầu trong kiểm soát ô nhiễm nhựa, đồng thời tái khẳng định cam kết sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao khả năng thích ứng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác khu vực-toàn cầu, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện tinh thần ‘phân cấp, phân quyền triệt để’

Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết liệt thực hiện yêu cầu của Bộ Chính trị về việc phân quyền, phân cấp tối đa cho địa phương, chỉ giữ lại thẩm quyền thật cần thiết thuộc trách nhiệm Trung ương.

Cần một chỉ thị quyết liệt để ngăn chặn ô nhiễm môi trường

Chiều 21/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp xây dựng Chỉ thị xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các điểm nóng, đặc biệt là ở hai thành phố lớn.