Sign In

Bổ sung 16 Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường

14:03 14/07/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

16 đồng chí được chỉ định bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, góp phần củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện.

Sáng 12/7, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã công bố Quyết định số 139-QĐ/ĐU của Đảng uỷ Chính phủ về việc chỉ định bổ sung 16 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, nhiệm kỳ 2020–2025. Quyết định do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình ký ban hành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Khương Trung.

Đây là dấu mốc quan trọng, không chỉ góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy mà còn tạo động lực mới cho Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của ngành, đặc biệt trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ.

Củng cố sức chiến đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo

Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội, giữ vai trò then chốt trong công tác chỉ đạo, điều hành mọi mặt hoạt động của tổ chức Đảng. Việc bổ sung 16 đồng chí vào Ban Chấp hành giúp tăng cường nguồn lực lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi để Đảng bộ phát huy vai trò hạt nhân chính trị trong cơ quan, đơn vị.

Các đồng chí được chỉ định bổ sung đều là những cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, giàu kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu chuyên môn. Đây sẽ là lực lượng quan trọng đóng góp vào việc nâng cao sức mạnh tổng hợp, đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực công tác của Bộ.

Đồng chí Bí thư đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, năm 2025 được xác định là năm bản lề, có ý nghĩa tổng kết chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ nhiệm kỳ 2020–2025. Đồng thời, đây cũng là thời điểm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến tới tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ mới.

Trong bối cảnh đó, việc kiện toàn tổ chức bộ máy Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một Ban Chấp hành đầy đủ, mạnh về tổ chức và đồng thuận trong lãnh đạo sẽ là tiền đề bảo đảm cho việc triển khai hiệu quả các chương trình hành động, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

Thể hiện sự quan tâm, tin tưởng từ Trung ương

Việc Đảng uỷ Chính phủ trực tiếp chỉ định, bổ sung 16 Ủy viên Ban Chấp hành không chỉ là sự kiện có ý nghĩa tổ chức, mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sát và niềm tin mà Trung ương, Chính phủ dành cho Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Đây cũng là minh chứng cho sự đánh giá cao vai trò, vị trí và đóng góp của Bộ trong công cuộc phát triển nông nghiệp bền vững, quản lý tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường, những lĩnh vực đang đóng vai trò chiến lược trong phát triển đất nước.

Các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhiệm kỳ 2020–2025 chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Khương Trung.

Trong bối cảnh đất nước và ngành nông nghiệp môi trường đang đứng trước những thời cơ đan xen thách thức, yêu cầu đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, linh hoạt và đoàn kết trong chỉ đạo là yếu tố sống còn. Việc hoàn thiện Ban Chấp hành chính là một bước đi thiết thực, góp phần bảo đảm sự ổn định tổ chức, nâng cao hiệu quả điều hành, từ đó tạo đà để Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường bước vào giai đoạn “nước rút” với tâm thế chủ động, tự tin và quyết liệt hành động.

Danh sách 16 đồng chí được chỉ định bổ sung vào Ban chấp hành Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Đồng chí Đặng Ngọc Điệp, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính.

Đồng chí Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.

Đồng chí Phan Tuấn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế.

Đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Chánh Văn phòng Bộ.

Đồng chí Huỳnh Tấn Đạt, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.

Đồng chí Dương Tất Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y.

Đồng chí Trần Đình Luân, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Thủy sản và Kiểm ngư.

Đồng chí Trần Quang Bảo, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm.

Đồng chí Đào Trung Chính, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý đất đai.

Đồng chí Trần Bình Trọng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Thượng Hiền, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn.

Đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Đồng chí Trần Công Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Nông nghiệp và Môi trường.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Đồng chí Nguyễn Quốc Toản, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ.

Đồng chí Tạ Hồng Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ.

19 đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường

  1. Đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Bộ, Bộ trưởng

  2. Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng

  3. Đồng chí Nguyễn Thị Phương Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  4. Đồng chí Trần Quý Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  5. Đồng chí Lê Công Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  6. Đồng chí Lê Minh Ngân, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  7. Đồng chí Phùng Đức Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  8. Đồng chí Trần Thanh Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  9. Đồng chí Nguyễn Quốc Trị, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  10. Đồng chí Hoàng Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  11. Đồng chí Võ Văn Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng

  12. Đồng chí Ngô Hồng Giang, Phó Bí thư chuyên trách Đảng ủy Bộ

  13. Đồng chí Phạm Tân Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

  14. Đồng chí Phạm Đức Luận, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.

  15. Đồng chí Châu Trần Vĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước.

  16. Đồng chí Tăng Thế Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu.

  17. Đồng chí Hoàng Ngọc Lâm, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

  18. Đồng chí Huỳnh Thị Lan Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

  19. Đồng chí Nguyễn Văn Trường, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy Bộ, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

     

mae.gov.vn

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong quản trị tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số

Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong quản trị tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số

Trước yêu cầu cấp thiết về hiện đại hóa công tác quản lý tài nguyên nước, thời gian qua, Đảng ủy Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào thực tiễn công tác quản lý tài nguyên nước, góp phần cụ thể hóa các chủ trương, đường lối lớn của Đảng về phát triển bền vững và chuyển đổi số quốc gia. .
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác xây dựng, cập nhật Kịch bản nguồn nước phục vụ công tác điều hòa, phân phối tài nguyên nước

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác xây dựng, cập nhật Kịch bản nguồn nước phục vụ công tác điều hòa, phân phối tài nguyên nước

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo việc chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Chính trị đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đảm bảo an ninh nguồn nước trong đó có việc chủ động tích trữ, điều hoà, phân phối nguồn nước, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội (tại điểm 2.4 của Kết luận số 36-KL/TW).
Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ động kiến tạo hệ thống pháp lý phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ động kiến tạo hệ thống pháp lý phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp

Trong bối cảnh đất nước triển khai mạnh mẽ mô hình chính quyền địa phương hai cấp, việc kiến tạo thể chế pháp lý phù hợp, hiệu quả trở thành yêu cầu cấp thiết. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chủ động rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật ngành; đồng thời, ban hành, đề xuất các quy định mới theo hướng phân quyền, phân cấp mạnh mẽ, rõ ràng, khả thi. Đây không chỉ là bước tiến về mặt quản trị mà còn khẳng định vai trò tiên phong của ngành trong tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia.