Sign In

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tham quan thành tựu khoa học công nghệ lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

17:00 10/05/2025

Chọn cỡ chữ A a   chia sẻ facebook   chia sẻ zalo   chia sẻ zalo    

Sáng 10/5, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã tổ chức triển lãm trưng bày và giới thiệu một số thành tựu nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” nhằm tăng cường kết nối, lan tỏa tri thức, thúc đẩy hợp tác giữa các bên trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn tham quan các mô hình máy bay không người lái.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, đối với lĩnh vực NN&MT, Nghị quyết số 57-NQ/TW càng đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, như: biến đổi khí hậu gay gắt hơn, tài nguyên suy giảm nhanh hơn, áp lực tăng trưởng xanh - phát thải thấp cao hơn. Những mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống - vốn dựa vào lao động thủ công, đầu vào vật tư lớn - không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Trong thời gian qua, ngành NN&MT đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến ứng dụng công nghệ - từ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi thông minh, đến giám sát môi trường bằng cảm biến, xây dựng bản đồ số, cơ sở dữ liệu đất đai, rừng và khí tượng. Đây là những chuyển biến tích cực của ngành, nhưng để xác định “đột phá, phát triển” như yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm trong nông nghiệp
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tham quan khu trưng bày các thành tựu nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực tài nguyên nước
Các đại biểu tham quan khu trưng bày các thành tựu nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực tài nguyên nước
Các đại biểu tham quan khu trưng bày các thành tựu nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực tài nguyên nước
Gian hàng trưng bày các  thành tựu nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp
Gian hàng trưng bày các  thành tựu nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp

DWRM

Nội dung trong tệp đính kèm

Ý Kiến

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ dự báo, điều tiết hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ dự báo, điều tiết hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng

Hệ thống các hồ chứa trên sông Hồng là các hồ chứa đa mục tiêu lớn nhất cả nước, đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong đảm bảo phòng, chống lũ cho Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và tưới cho gần 500,000 ha lúa.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguồn nước mùa cạn và nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nguồn nước mùa cạn và nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho Đồng bằng sông Cửu Long

Trong những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục đối mặt với tình trạng hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt vào các năm 2005, 2013, 2016 và 2020, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân. Việc đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đồng thời, chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán thiếu nước, việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm, có thể dự báo trước từ 3 đến 6 tháng là yêu cầu cấp thiết.
Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý vùng bờ và hoạt động hồ chứa thượng nguồn đến vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý vùng bờ và hoạt động hồ chứa thượng nguồn đến vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm ở hạ lưu sông Mê Công là vựa lúa, cây ăn trái và thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng là một trong những vùng đất trù phú nhất nhờ vào mạng lưới sông ngòi dày đặc và nguồn nước dồi dào. Tuy nhiên, nằm ở hạ nguồn của lưu vực sông Mê Công, ĐBSCL cũng là vùng đất nhạy cảm với thay đổi của tự nhiên đặc biệt là các hoạt động khai thác tài nguyên nước ở thượng nguồn.